Phố cổ, 6/3/2016

Share

cyclo

Lần này đi đón khách ở sân bay, được ông bạn nói về vấn đề thông tin trên bảng điện tử, thi thoảng phải để ý xem có thông báo chuyển sảnh không. Vì thực tế đôi lúc khách ra cửa khác nhưng trên bảng vẫn báo sảnh cũ. Cái này là kinh nghiệm hay. Hồ sơ tour mình mang theo có sẵn ảnh hộ chiếu của khách rât tiện lợi, mình biết mặt khách đón dễ dàng hơn.

Trước đây khi cần cho khách đổi tiền Vnđ, mình hay cho khách về Hà Trung. Giờ mình cho khách đôi tại phố cổ rất tiện lợi, dọc phố Tạ Hiện có vài điểm hoặc phố Hàng Gai… tiện đâu đổi đấy.

Lâu lắm mới có một ngày đi city thoải mái thời gian. Bảo tàng Dân tộc học đã thăm hôm mùng 6, xích lô cũng sử dụng cùng ngày, Văn Miếu không có trong chương trình nên ngày đi city rất nhàn. Bữa trưa khách được thưởng thức đặc sản phố cổ : Chả cá lã Vọng (phố Chả Cá). Mình đánh giá đây là điểm hấp dẫn nhất. Khách không chỉ ăn món ăn mà còn được sống trong không gian phố cổ. Ngôi nhà kiểu Hà Nội xưa, sàn gỗ, cầu thang gỗ, lối đi chật hẹp. Tầng một là có bàn thờ gia tiên, tủ chè (thiếu cái sập gụ), cành đào tết. Tầng 2 là phòng ăn. Thực khách đi lại nhẹ nhàng, nghe rõ tiếng ọp ep của gỗ xưa. Khách vừa ăn, vừa được ngắm nhìn kiến trúc xưa. Ngay đối điện tòa nhà là một căn nhà 2 tầng kiểu cổ, chăc chủ nhân không có điều kiện đẻ tu sửa nên bề ngoài có vẻ rất cũ kỹ, bụi bặm. Bà khách trong đoàn nói với mình : tôi đã suy nghĩ, đã mường tượng về Hà Nội. Nhưng khi đến đây, mọi thứ vượt ra ngoài sự tưởng tượng…mọi thứ rất khác, rất xưa, rất đặc biệt. Mấy quán khác bán chả cá như Anh Vũ, Chả Cá Lã Vọng (phố Nguyễn Trường Tộ, Chả Cá Đường Thành không thể sánh được với Chả cá Lã Vọng phố Chả Cá

(còn nữa)

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , , | Leave a comment

Phố cổ, 12/2/2016

Share

Năm nay khách Âu ít hơn mọi năm. Cứ nhìn vào lượng khách lai vãng ở phố cổ thấy ngay. Thống kê của Tổng cục du lịch cứ nói là tăng, nhưng anh em làm điều hành đều kêu như vạc. Năm nay khách Á có tăng thế cũng là may rồi. Báo chí Pháp đưa tin về tình hình kinh tế Pháp vẫn khó, thất nghiệp tăng, lại còn hiện tượng nhiều gia đình ở Pháp không muốn đi du lịch nước ngoài nữa, họ du ngoạn tại chỗ cho rẻ.

Nhiều khách đến Hà Nội mà họ không biết là Hà Nội là thủ đô, có người tưởng Sài Gòn là thủ đô mới lạ. Rõ ràng thông tin quảng bá về Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.  Năm nay có nhiều khách khám phá Việt Nam dưới 15 ngày, có thể là để tiết kiệm thời gian và tiền bạc chăng. Ai cũng mong muốn thời hạn miễn visa ít nhất cũng phải 3 tuần. Thời hạn này tương ứng với tour miền núi, tức là tour chạy dài qua các tỉnh biên giới với Trung Quốc. Nếu tăng thời hạn miễn visa và giảm giá vé máy bay xuống, rất có thể sẽ làm tăng một lượng nhất định khách Âu.

Hôm nay đi đón khách ở Nội Bài. Thời gian đã delay gần 1h (Vn236) mình cho là bình thường. Nhưng khó chịu nhất là bảng thông báo không được cập nhật chính xác. Quá giờ hạ cánh mà vẫn không thấy thông báo mới. Mình ra hỏi quầy thông tin thì được biết máy bay đã hạ cạnh rồi. Mình vội chạy lại sảnh A và vừa may khách cũng vừa ra tới nơi.

Chiều mình cho khách đi xích lô và xem múa rối nước. Đang ngày tết nên lượng khách đi xích lô tăng vọt. Mọi khi xích lô vẫn đón khách ở khu vực đền Bà Kiệu, nay bị dân phòng cấm ngặt. Mà cấm chắc là cấm bằng mồm, chả có biển báo nào cả làm mình hóng mãi không thấy xe nào cả bèn hỏi mấy bác dân phòng. Họ chỉ ra chỗ phố Hàng Dầu. Hóa ra xe xích lô đều dừng đón khách ở phố này. Bác xế nào cũng muốn có nhiều tiền tip, đi ít thôi để còn quay vòng cho nhanh. Có hướng dẫn của Viettravel nói hợp đồng với công ty hai bên rõ ràng là 25 xe, nhưng bên nhà xe chỉ tìm được 21, khách chấp nhận ngồi đôi nhưng hướng dẫn nhất định không chịu, bắt phải tìm bằng được đủ xe mới chịu đi. Điều hành xích lô than trời là không gọi được vì nhiều xích lô không muốn đi, họ thích tự kiếm khách thơm hơn….,. Đến lượt mình gọi được 4 xe mừng rơn, nhưng khi khách chuẩn bị lên xe thì 1 xe tự động bỏ cuộc vì chủ xe tự tìm được khách khác sộp hơn. 4 khách đi 3 xe. Cũng may khách thoải mái, đồng ý đi đôi. Đến khi trả khách, mình thanh toán lệ phí xong, mấy bác tài kia đòi tiền tip, khách không có tiền lẻ nên đi luôn. Mấy bác tài văng ngay ra vài câu khó nghe ….,.

Tahien01Tahien02

 

 

 

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , , | Leave a comment

Mai Châu-Hòa Bình-Mù Cang Chải-Sapa-Hoàng Su Phì-Hà Giang-Cao Bằng-Hồ Ba Bể-Cổ Loa, 5/11/2015

Share

Tour khá dài, từ Tây sang Đông. Hành trình nhìn chung ổn thỏa, khách có sức khỏe tốt nên  đi bộ thoải mái. Trong đoàn có người bị hen, ngày cuối cùng có lúc mệt quá bị lên cơn hen, phải dùng thuốc đem theo. cũng may không có gì đặc biết. Tour này cũng gặp nhiêu may mắn, lúc đi đường hoặc ban đêm rải rác có mưa, trong ngày lại có nắng…thật tuyệt vời.

Bác tài chạy chuyến Tây Bắc đầu tiên bị dính phát lỗi điện đóm gì đó, xe không giữ được ga răng ti.  Chủ xe phải cho thợ từ Hà Nội lên ngay trong đêm để thay cảm biến trục cơ. Sáng ra vẫn có xe chở khách đi Cát Cát kịp thời. Nhưng niềm vui cũng chỉ được 2 ngày. Ngày thứ 3 xe lại không nổ được máy. Chủ xe đành phải bỏ xe lại ở chợ Cán Cấu, Lào Cai và nhờ một đơn vị khác đến đón khách về Bắc Hà. Sáng hôm sau đoàn có một xe khác thay thế, chở tiếp theo lịch trình. Đến khi đoàn đi Hạ Long ở cuối tour, khách mới được gặp lại bác tài đáng mến.

Du ngoạn hồ Hòa Bình có nhiều cái hay, cái đẹp mà trong một ngày không thể xem hết được. Cái bản đoàn vào thăm là nơi gần bến thuyền nhất, cũng ít nhà dân. Gặp đúng hôm trời mưa nên bà con ở nhà trà nước. Đây vốn là bản của người Mường, bà con ở đây ăn mặc như người Kinh, có một số ít vận trang phục truyền thống. Kể ra ăn mặc như người dưới xuôi cũng tiện lợi hơn trong sinh hoạt đồng áng.

Loạt ảnh chụp ở lòng hồ thủy điện Hòa Binh

HoaBinh_DSC_2542 HoaBinh_DSC_2546 HoaBinh_DSC_2573 HoaBinh_DSC_2557

Hôm sau đoàn đi tiếp sang Mai Châu

Maichau_DSC_2655 Maichau_DSC_2659 Maichau_DSC_2644 MaiChau_DSC_2637

Trong đoàn có một bác rất thích nếm đủ thứ, từ rượu đến cơm cháo các loại. Mà rượu gì ông ý cũng thử, thích thì uống nhiệt tình. Có lúc mua hàng dọc đường, mấy cô bán hàng cười rúc rích với nhau. Chả hiểu ông ý hiểu nhầm thế nào lại tưởng cô bé ấy muốn thơm má, ông ý quay sang bảo mình : này nó muốn thơm tao đấy. Tất minh là mình bảo ok làm đi! Lúc ông ý định thực hiên thì cô bé kia giật mình rúm cả người lại…,.

Mai Chau Ecolodge đã thay đổi nhiều. Không gian thoáng mát, cảnh quan đẹp nhưng vẫn bị ảnh hưởng tiếng nhạc từ sân vận động của thị xã ở ngay gần đấy. Khách tỏ vẻ khó chịu nhưng bên quản lý cũng không làm gì được. Cũng may là tiếng nhạc cũng chấm dứt tầm 22h00.

Ngày hôm sau, đoàn đi Mộc Châu, Mường Lò (Nghĩa Lộ). Hành trình từ Mai Châu, xe theo quốc lộ 6 tới ngã ba nông trườngMộc Châu thì rẽ phải theo tỉnh lộ 43 đi bến đò Vạn Yên, rồi từ đó đi tiếp Nghĩa Lộ.

ban-do-duong-di-ha-noi-hoa-binh-moc-chau

DSC_2733

DSC_2744 DSC_2746 DSC_2761
Từ chuyến này, khi nghỉ ăn trưa, mình chỉ cần gọi chủ quán ra thông báo đoàn có mấy người, cho món gì ngon ngon là xong, không cần phải cần làm menu. Có thể yêu cầu nem hoặc sườn xào chua ngọt, lạc rang…mấy món này dân dã nhưng khách rất thích.

Tới Nghĩa Lộ, mình định cho đoàn ăn tối nhà chị Chung, nhưng đúng hôm đó có đoàn của tỉnh đến ăn nên chủ nhà đành khước từ. mình vội gọi điện cho bên nhà chị Chinh ở Nghĩa An, rất may vẫn còn kịp vì trời đã tối rồi. Nhà chị Chinh đã sửa chữa lại, nhà cửa đâu ra đấy không như hồi năm ngoái mình vào.

DSC_2775  Khách ăn tối ở đây thích lắm, không gian thoáng mát, yên tĩnh, thực đơn từ hôm đi tới giờ mỗi ngày một khác, khách lại ăn được nên  ăn cái gì cũng khen ngon, hướng dẫn chỉ thích nghe thế thôi.

Trên đường đi Mù Cang Chải, đoàn ghé thăm một bản ven đường (chỗ này thành điểm dừng quen thuộc trước khi vào Tú Lệ

DSC_2856 DSC_2798 DSC_2801 DSC_2807

Có cảnh rất buồn cười ở trên lúc đoàn vào bản ở gần Tú Lệ, khách thấy đàn lợn đen đang ngủ. Đàn lơn thức dậy và xếp thành hàng nhin chằm chằm vào khách xem chừng mi làm gì ta nào….

Đến chiều đoàn ghé vào bản Dế Xú Phình

DSC_2915 DSC_2902 DSC_2898

Miền Bắc có 2 điểm thu hút khách nhất là Sapa và Hạ Long. Có người hỏi tại sao du khách lại đến Sapa đông thế? Mình nói giống như Venise, thành phố trên biển rất nổi tiếng trên thế giới hay Hội An cũng vậy, khi nhiều người nhắc đến một địa danh nào đó, tự nhiên nơi đó trở nên nổi tiếng. Cách đây chừng 15-20 năm, mấy ai đến Sapa. Nói đến Sapa là nói đến chợ tình Sapa. Khách đến thì chợ tan, người dân tộc tìm bạn tình ở nơi khác.

Khách Pháp đặc biệt thích thăm thú bản làng, ngủ bản và gặp gỡ người dân tộc. Hành trình cuốc bộ từ Cát Cát -Y Linh Hồ- Tả Van bao giờ cũng có vài chị em người H’Mông đi theo. Kể có họ đi cùng cũng tốt nhất là những lúc có mưa. Dân bản địa quen đường xá hơn, vả lại khi đi cùng khách xì xồ với người bán hàng cũng vui. Đa số chị ngươi dân tộc đều bập bẹ tiếng tây, khách nghe cũng tạm hiểu. Chặng cuối nghỉ ăn trưa ở nhà anh Hải ở Lao Chải là lúc các chị bận rộn nhất. Thể nào khách cũng vui lòng mua mua bán bán cái gì đó. Các chị này được cái dễ tính, khách có mua cho 1 cái túi bé tí bằng cái bàn tay cũng xuề xòa không nhắn nhó như dưới xuôi.

DSC_3005 DSC_3000 DSC_3013

Từ Sapa, đoàn đi chợ Cán Cấu, thăm chợ rồi về Bắc Hà nghỉ lại

DSC_3071 DSC_3076 DSC_3082

Bỏ lại chợ Cán Cấu, chợ Bắc Hà tấp nập kẻ mua người bán, đoàn đi  tiếp sang Xín Mần-Hoàng Su Phì. Cảnh sắc rất ấn tượng. Mình tin rằng sau Mù Cang Chải sẽ là Hoàng Su Phì. Địa hình núi thoai thoải, mặt bằng thung lũng rộng rãi dọc theo sườn núi, thiên nhiên hoang dã vắng bóng người, lác đác du khách mới thấy mái nhà ẩn mình sau bụi tre. Dọc đường có vài biển chỉ dẫn vào các thắng cảnh ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Đây thực sự là nơi đáng để đi. Ở Hoàng Su Phì, du khách có thể ngủ tại Panhou resort xinh xắn. Khu này được thiết kế nương theo dòng suối Làng Giang, xã Thông Nguyên, xung quanh có bản người dân tộc Tày và Dao đỏ. Đi dạo quanh Panhou rất thú vị, có rất nhiều thứ thu hút sự tò mò của du khách

DSC_3479

Ảnh trên chụp ở thôn Tân Hạ ngay gần Panhou

DSC_3519

 

Điểm núi đôi này quá nổi tiếng rồi, ai đi qua đây cũng thích dừng chụp ảnh.

DSC_3604

DSC_3785

Mình nghe nói dưới chân đèo đường Hạnh Phúc có cảnh quan rất đẹp nhưng chưa thực hiện được. Trên đường đi xuống, mình gà gật trong xe  nên không kịp tỉnh lúc xe đi ngang qua.  Chuyến này mình để ý thấy có cả đường mòn đường Hạnh Phúc, đường này có lẽ là đường trong chiến tranh còn lại tới ngày nay. Con đường này cần có nhiều thời gian mới khám phá được.

DSC_3742

Ảnh chup tại cột cờ Lũng Cú, Hà Giang

Hành trình tiếp theo của đoàn ở Bảo Lạc, Cao Bằng. Đoàn vào thăm một bản nguòi dân tộc Lô Lô, cách thị trấn Bảo Lạc khoảng 9 km, trên đường đi Cao Bằng

DSC_3900 DSC_3947 DSC_3888Ảnh chụp ở bản Khuổi Khôn, Bảo Lạc, Cao Bằng

Bản này ngay gần đường QL34, đường vào rất xấu và dốc. Du khách đi hết khoảng 1h30 mới vào tới bản. Bản này còn nguyên vẹn, người dân chất củi rất nhiều xung quanh nhà . Dân ở đây thân thiện va nói được tiếng Việt.

Bản này nằm trong dự án bảo tồn của một tổ chức nước ngoài. Ngay đầu bản có biển chỉ dẫn, có cả người bán vé. Lúc đoàn đến là lúc dân bản đi làm đồng ở nơi khác nên trong bản vắng tanh. Xung quanh bản còn nhiều vùng đất có thể thăm được, cuốc bộ cả ngày đấy…,.

DSC_3885

Hành trình tiếp theo là thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao và làng rèn Phúc Sen. Thác Bản Giốc cũng khá nhiều nước, bụi nước bay mù mịt. Thuyền bên phía Trung Quốc đẹp hơn bên ta, thuyền về bến cũng đều xếp hàng tăm tắp không lộn xộn như bên mình. Buổi trưa mình cho khách ăn tại nhà hàng ngay gần thác. Nhà hàng này được xây cất đẹp nhưng chất lượng phục vụ không bằng ăn cơm bản. Trên đường về Cao Bằng, đoàn dừng lại thăm làng rèn Phúc Sen. Đến nơi mặt trời đã khuất núi, bóng tối xâm lấn rất nhanh, du khách rảo bước tìm được vài gian hàng trưng bày các đồ dao kéo bên đường. Mình búng thử vào 1 con dao, quả nhiên tiếng thép rất khác với loại dao vẫn thường thấy ở nơi khác. Có lẽ chất lượng sắt thép nó khác với nơi khác.

DSC_4008

 

Ảnh chụp tại thác Bản Giốc. Số 836 là số thứ tự cột

DSC_4040 DSC_4086

Ngày hôm sau, đoàn tiếp tục hành trình về hồ Ba Bể. Đến lúc này du khách đã thấm mệt, cũng may các ngày còn lại đều là đồng bằng, mấy bà khách bảo là thôi nhé, tao không muốn leo trèo gì nữa…..,. Mọi lần mình vẫn cho khách đi thêm ao Tiên, nhưng thấy khách mệt rồi nên bỏ qua.

Tiếp tục với 2 ngày ở Hạ Long. Với du khách là một ngày nghỉ tuyệt vời, sau bao ngày leo trèo. Trên tàu hết chỗ nên nhà tàu đưa mình sang tàu bạn ngủ đêm. Tàu này có lẽ ít nhất cũng tầm 4*, thôi cũng tàm tạm được…,.

Tour kết thúc trọn vẹn, khách về Pháp an toàn. Hy vọng sẽ gặp lại họ.

 

 

 

 

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , | Leave a comment

Hà Nội, Mù Cang Chải, Sapa, Thác Bà, Ba Bể, 25/9/2015

Share

Lần đầu mình được thăm ruộng ở Mù Cang Chải đúng mùa lúa chín. Các chuyến đi mọi khi đều trước hoặc sau lúa chín nên ít nhiều háo hức hơn. Cung này ai đi qua cũng phải dừng chụp ảnh kỷ niệm vì đây là đoạn có tầm nhìn đẹp, bao quát cả thung lũng. So với các lần đi trước, mình tình cờ tìm ra một điểm chụp ảnh rất đẹp ở gần chòi quan sát, tất nhiên là miễn phí rồi (hihi). Chụp lúa đẹp nhất vẫn là chụp ở trên cao hoặc chụp chếch ngang một chút để lấy chiều dài ruộng bậc thang. Cùng một cung đường, chắc mình vẫn phải đi lại nhiều lần nữa để chọn vài điểm chụp hoàn hảo, vì đi tour nó khác với đi chơi, vẫn phải lo khách khứa nữa chứ. Chụp nhanh chóng rồi còn đi tiếp, có ít ảnh làm kỷ niệm là được rồi.

DSC_11961 DSC_11621

Trước khi vào Tú Lệ, lái xe dừng lại cho đoàn vào thăm một bản người dân tộc. Bản này chỉ có vài căn nhà nhưng đều cùng họ hàng với nhau thì phải. Mình lại đến đúng bữa cơm của họ nên không ở chơi lâu. Được cái chủ nhà rất thân thiện, tiếng Việt nói chưa sõi nhưng hiểu được. Khách tây chụp ảnh thoải mái, chụp ở cả người dân tộc nên khoái chí lắm. Có chị khách mới hơn ba mươi nhưng vóc dáng cao lớn, đứng cạnh chị dân tộc thon nhỏ làm chị này cứ ôm miệng cười, lại còn bảo mình :”Nó ăn gì mà khổng lồ thế”.

DSC_11121

Nhiều người nói cốm ở Tú Lệ ngon và dẻo. Mình ăn thử 2 cửa hàng thấy cứng quèo, không hiểu do hàng ế hay hàng không hợp chuẩn nhỉ?

Đi chơi tuyến Mù Cang Chải, ăn thì tạm được nhưng dở nhất là chỗ ngủ. Ngủ bản được cái có thời gian tìm hiểu về phong tục tập quán của địa phương, nhưng với khách nước ngoài đôi khi cũng bất tiện vì chất lượng không tốt lắm. Ngủ ở Nghĩa Lộ thì còn có khách sạn 3*** (có lẽ là tự phong) là tốt nhất rồi. Mới đây còn có thêm khách sạn Miền Tây chưa rõ chất lượng thế nào. Còn lại là nhà nghỉ và ngủ bản (tức là ngủ nhà sàn của người Thái). Lựa chọn tốt nhất vẫn là ngủ bản và là nơi các công ty lữ hành gửi khách đến.

DSC_12151

Mình cho khách vào ngủ tại nhà Sanh Nhơn, nghe nói nhà này mở dịch vụ du lịch đầu tiên ở thị xã này. Nhà này nấu nướng cũng được, yên tĩnh, nhà toàn cán bộ đương chức. Chủ nhà là anh Sanh có cái tật khách gọi đặt dịch vụ ăn nghỉ trước cái gì cũng ok, nhưng lại quên không truyền miệng lại bà Sanh…,. Đến khi khách đến mới biết là chưa chuẩn bị gì cả….,. Cũng may đây là ở thị xã nên mua đồ ăn uống cho khách không vấn đề gì, bà chủ tất tả chạy ra chợ khuân đồ về là xong. Hôm mình đến chỉ có mỗi đoàn mình ngủ đêm nên khách cũng được nhờ, người Pháp thích yên tĩnh mà lỵ!

Hôm sau đoàn tiếp tục hành trình lên Sapa. Cá nhân mình thích có tí sương thì hấp dẫn hơn. Trời nắng chụp ảnh tốt, nhưng nếu có sương thì Sapa lôi  cuốn hơn, lại thêm cái lạnh một chút lại càng tốt. Một tách cafe, một củ khoai nướng hay một khúc sắn nóng lại chả ngon lành à?

DSC_15611 DSC_15511 DSC_15251 DSC_15331 DSC_15151 DSC_14001 DSC_13841 DSC_13761

Hồi mình đến Sapa lần đầu khoảng năm 96-97, hồi đó cả phố Cầu Mây toàn nhà dân, quán ăn lèo tèo không tấp nập như bây giờ. Hồi ấy chỉ có mỗi khách sạn Bamboo chơ chọi, chưa bị một chuỗi khách sạn nhà hàng bủa vây như bây giờ. Cả thị trấn Sapa, mình thích nhất lảng vảng ở khu Cầu Mây, cũng khó lý giải vì sao? Hàng hóa đâu cũng giống nhau, người dân tộc tập trung ở khu này bán hàng và làm hướng dẫn rất đông, khách sạn nhà hàng đầy ra, tìm chỗ ăn nghỉ nội bộ cũng dễ. Hay tại mình lười lên dốc chăng?

Cung đường đi bộ từ Mã Trà- Tả Phìn nếu khách đi vào mùa lúa chín sẽ rất đẹp. Đường ruộng cong cong, chạy mượt mà mềm mại hút tầm mắt. Ngay đầu đường vào Tả Phìn là tu viện cổ, đổ nát từ hồi chiến tranh. Thời đó có đoàn 12 nữ tu từ Nhật Bản sang Việt Nam, được công sứ Bắc Kỳ cho mảnh đất ở Tả Phìn để ở và làm việc. Các nữ tu trồng rau, chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho  Sapa. Nhưng cũng chỉ đến năm 45, do chiến tranh các nữ tu đã rời bỏ tu viện về Hà Nội. Hiện tòa nhà đã hư hỏng hoàn toàn, phần mái đã mất. Hình ảnh đọng lại là những bức tường rêu đỏ quạch, cây mọc um tùm trên nền nhà. Ở một góc tường vẫn còn viên gạch khắc chữ Bồ Đào Nha, ghi dấu thời điểm xây dựng tu viện.

DSC_14661 DSC_14611

Bản Tả Phìn có lẽ chỉ đẹp ở con đường treck vào bản. Chứ bản thân bản kiến trúc tạp nham, đường xá quá xấu, nhà cửa thụt ra thụt vào. Ở đây có dịch vụ tắm thuốc với giá chỉ 80 000 đ/n, ăn uống cũng được.

Cơm trưa xong, khách tắm thuốc rồi cả đoàn đi Thác Bà, hành trình tầm hơn 200 km một chút. Tối ngủ nhà anh Bội, Vũ Linh. Chủ nhà rất thân thiện. Nhà cửa sạch sẽ, sân đỗ xe rộng rãi. Trước cửa nhà có mấy nhà sàn cũng đang xây dựng, khu này ít nữa chắc đông khách.

DSC_17941 DSC_17881

Sáng hôm sau, cả đoàn đi thăm hồ, phong cảnh cũng bình thường. Với diện tích 23400 ha, dài 80 km, trong hồ có nhiều đảo. Lác đác có đảo trơ trụi, chỉ có vài con bò đang gặm cỏ. Có lẽ bọn chúng ra đảo bằng thuyền chăng (?).  Mình đi thăm một vòng thấy trả có gì đặc biệt, không đẹp bằng hồ Ba Bể. Trong lòng hồ, có đơn vị đang xây khu resort. Kể cũng hơi mạo hiểm đầu tư vào đây. Đường đi lại phức tạp tuy quãng đường chỉ 160 km từ Hà Nội (tham khảo https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Th%C3%A1c_B%C3%A0), những ai đi một lần rồi chắc không muốn quay lại.

DSC_17571 DSC_17221

Ngủ một đêm ở hồ Thác Bà, hôm qua đoàn chạy tiếp khoảng 230 km về hồ Ba Bể. Ngủ nghỉ tai nhà anh Sào bản Pắc Ngòi. Mình vào nhà này vì trước đi bên Easia cũng nghỉ tại đây. Lần này thăm động Puông nhưng hầu như không găp con dơi nào cả, chúng di tản đâu đó. Đoàn ăn trưa ở thác Đầu Đẳng, chủ quán mời uống một thứ rượu ngâm với gỗ nghiến. Mình chịu không dám uống, nhưng khách vẫn cụng ly với chủ quán chan chát.

DSC_18231 DSC_18291

Kết thúc chương trình vào chiều ngày 7/10/2015 trong không khí mát lạnh của cơn gió đầu mùa. Khách chắc sẽ trở lại với những người bạn của họ. Hẹn gặp lại.

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , , , , | Leave a comment

Vientiane-Vang Vieng-Xieng Khoang-Luang Phabang, Lào, 23/06/2015

Share

Lần đầu tiên mình sang Lào, đi 23 về 30/6 chuyến 19h35 của VNairline. Cả đi và về thời tiết tốt, không nóng lắm, độ ẩm không cao như ở Vn nên cũng dễ thích nghi. Con người Lào có vẻ lành, cũng dễ gân như nguòi mình. Mình để ý thấy dân tình đi xe maý hay lái ôtô cũng đều lái cẩn thận, quan sát xung quanh trước khi sang đường rất tốt, không cố vượt như bên mình. Thêm nữa là mấy ngày ở Lào, mình không hề nghe tiếng bấm còi-văn mình quá, chả bù cho Việt Nam….

Cảm nhận đầu tiên khi tới Vientiane là thành phố có sắc thái như Sài Gòn, nhà cửa rộng rãi, không gian thoáng, các bạn Lào lái xe hàng đoàn tuần tự, không vội vàng, không vượt ẩu, hệ thống đèn xanh đỏ hiếm khi có đồng hồ đếm ngược như bên mình. Nhiều đường một chiều như ở Sài Gòn, không hàng quán vỉa hè ngoại trừ dãy hàng quán dọc bờ sông Mekong. Có vẻ ô tô ở đây còn nhiều hơn cả xe máy, mà toàn thấy xe mới, rất ít gặp xe đời tống như bên mình. Dân bên này có vẻ chuộng hàng Toy và Huyndai hơn cả. Hình như bên naỳ người ta không kỵ xe lạ đỗ trước cửa thì phải, mình đỗ xe thoải mái, không thấy ai có ý kiến gì.

Buổi tối hôm đầu tiên mình đến thủ đô Lào, dọc theo đại lộ chính, mình còn gặp một hội choai choai đua xe máy và một cơ số cổ động viên trên vỉa hè. Bên này có vẻ thích độ bô cho có tiếng nổ to hơn là muốn biểu diễn trình độ lạng lách như bên mình. Nói chung về giao thông ở Lào, việc đi lại được coi là lành, an toàn, hiếm thấy va chạm trên đường.

Đồ ăn cũng dễ ăn, ít cay. Món hay gặp ở quán là cá sông, gà. Hàng quán cũng nhiều và chủ yếu dùng tiền mặt thanh toán cả bằng tiền kip Lào và USD. Tiền Lào hay dùng số để trang trí mà lại được vẽ hoa mỹ, mới đầu mình thấy có số là 900 000 hơi ngạc nhiên sao tiền to thế? Hóa ra không phải, đó chỉ là con số minh họa cho tờ tiền, còn số thật in ở góc khác. Đường xá cũng na ná như ở Việt Nam. Ở thủ đô thì tốt khỏi chê, nhưng ra đến ngoại thành thì xuống cấp. Sau chuyến đi này, mình nhận thấy là nếu đi gia đình có trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi thì tốt nhất nên thuê xe riêng hoặc thậm chí dùng xe bán tải. Địa hình của Lào có nhiều đồi núi, đường ngoặt ngẹo nhiều lại xấu nên dùng xe mới cho khỏe. Đi chơi ở Lào có thể dùng mấy loại phương tiện phổ biến là xe bus, minivan, taxi (xe tải kiểu 5 tạ được lắp thêm ghế và có mái che) và tuk tuk (tương tự xe 3 bánh ở Hà Nội nhưng chất lượng tốt hơn nhiều). Đi chặng ngắn thì có thẻ dùng tuk tuk, còn đi ra ngoại tỉnh nên dùng xe bus, minivan (16c) hoặc taxi.
DSC_7141

Đi chơi ở Lào chủ yếu là thưởng ngoạn thiên nhiên hoang dã, sông nước. Xem các tour thì thấy ngay là thịnh hành các tour 1 đến vài ngày thăm động, chèo thuyền Kayak, tubing (tức  là khách ngồi vào phao và thả trôi theo sông), đu dây qua núi, chèo núi, xe đạp địa hình…,. Các trò này rất thu hút du khách trẻ tuổi. Bạn thử tưởng tượng là ngồi trong phao tự trôi theo dòng nước, không khí thoáng đãng dễ chịu, tay cầm lon bia hay votka thì nhất còn gì. Dọc theo bờ sông, nhất là qua các bản làng, người ta bố trí sẵn những cái lều sát sông như là điểm dùng chân dành cho các tubing. Du khách có thể dừng nghỉ, mua thêm đồ uống trên bờ rồi tiếp tục hành trình khám phá sông nước. Kiểu chơi này rất thú vị nhưng chưa thâý ở Việt Nam. Có thể trên mạn Lai Châu, dọc theo sông Đà nhưng mùa nước thì lưu lượng nước lớn không chơi được. Còn các sông khác thì chắc sẽ vướng vô vàn các lồng cá neo dọc hai bên bờ. Có lẽ môn thể thao thích hợp nhất vẫn là trecking trong rừng Đông Bắc, Tây Bắc.
DSC_7799

DSC_8066

Ở Văng Viêng
Là thị trấn nhỏ bé, xinh xắn nhưng khá nổi tiếng ở Lào. Một điểm dừng chân quý giá cho du khách trên đường từ Vientian đến XiengKhoảng. Thời gian đi hết khoảng 3h30 đến 4h.
Vào thị trấn, có rất nhiều nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ, điểm mát xa cho khách chọn. Du khách tôi gặp đa phần là thanh niên, họ đến đây để tìm thú vui sông nước, leo núi và các môn thể thao mạo hiểm. Ở quanh thì trấn này, du khách dễ dàng tìm được xe bus hay các loại phương tiện khác đi tiếp các thành phố khác của Lào. Giá khách sạn ở đây cũng khá đắt. Được cái điểm này có nhiều lựa chọn như nhà nghỉ với giá cả và chất lượng tạm tạm.
20150623_124245 20150626_081048

Ở Xiêng Khoảng
Chỗ này còn được gọi là cánh đồng Chum. Các cái Chum như thế này là để chôn cất người chết như áo quan của mình. Người chết được đặt vào trong và đậy nắp lại. Ở Xiêng Khoảng có 3 vùng đồi (site 1, 2, 3) là nơi tập trung các Chum. Thời chiến tranh chống Mỹ, nơi này cũng là nơi xảy ra giao tranh ác liệt giữa quân đội Việt -Lào và không quân Mỹ

Xiêng Khoang

Xieng Khoang

DSC_0295

Ở Luông Phabăng
Trong hành trình 8 ngày trên đất bạn Lào, mình dừng chân ở Luang Phabang 3 ngày, cố đô của Lào. Thành phố xinh đẹp này được Unesco công nhận là di sản của nhân loại năm 1995. Quả thực, thành phố nhỏ này giữ được cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc hòa hợp giữa kiến trúc truyền thống và châu Âu thế kỷ XIX và XX. Đứng từ trên ban công của khách sạn, mình chỉ nhìn thấy mái nhà của các nhà trong khu phố, phân còn lại của ngôi nhà đã chìm trong tán cây rậm rạp.

DSC_8415 DSC_8416

 

 

 

DSC_8457DSC_8508                                                                                                                                                          Nếu bạn muốn xem  các sư sãi đi khất thực như thế nào thì chịu khó dậy lúc 5h sáng. Dọc các con phố ở trung tâm thành phố, bạn sẽ thấy từng nhóm các nhà sư mặc áo đỏ, màu da cam đi thành đoàn trên đường. Trên vỉa hè, bà con đã chờ sẵn để cho các sư cơm, xôi, hoa quả…
DSC_8867 DSC_8882 DSC_8884 DSC_8915 DSC_8927

Bà con Lào dùng loại giỏ đan bằng tre như thế này để đựng cơm, xôi
DSC_8527

Khoảng từ 5h chiều, chợ đêm bắt đầu họp ở ngay trung tâm Luang Phabăng. Suốt chiều dài chợ người ta bán hoa quả, khăn quàng, quần áo…,. Du khách thoải mái mua sắm,mặc cả như ở Việt Nam. Hàng ăn cũng rất nhiều. Ở Lào có một nhà máy sản xuất bia gọi là Beerlao, mình uống thử thấy cũng được nhưng hơi nhạt, vị bia như Halida ở Việt Nam. Với 10000 kíp, bạn có thể có hẳn một bữa buffet hẳn hoi đấy
DSC_8818

DSC_8517 DSC_8518Nước bạn Lào nổi tiếng vì nhiều voi. Ở vùng này bạn dễ dàng mua một tour cưỡi voi đi dạo trong rừng và tắm sông cùng voi. Bạn hãy thử một lần cho biết, cảm giác cưỡi voi như thế nào. Lắc lư trên cổ voi, có thể bạn sẽ rất sợ khi voi xuống dốc. Bạn có thể thi thoảng bị voi phun nước  vào người nếu nó đi qua một bãi nước. Thích nhất là lúc tắm sông với voi. Nó sẽ chìm người xuống sông, ít nhất nửa nguòi bạn cũng tắm sông như nó. Kể cả bạn có biết bơi đi nữa thì bạn vẫn sợ khi voi lắc đầu dưới nước.
DSC_8638 Du lịch ở Lào thiên về kiểu du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm. Giá cả sinh hoạt đắt hơn ở Việt Nam. Tuy nhiên với địa thế ngay cạnh biên giới, miễn visa trong 30 ngày đối với người Việt Nam, đi lại thuận tiện bằng đường bộ, đường không, phong cảnh thiên nhiên hoang dã hấp dẫn, Lào thực sự là một điểm đến rất thú vị.

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , , , , , , , | Leave a comment

Trà Cổ, bãi tắm đẹp nhất Việt Nam, 28/4/2015

Share

 

Trà Cổ là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, bãi cát dài, thoai thoải, mịn màng. dài 15 km.  khi thủy triều xuống, lữ khách đi mỏi chân mới chạm tới sóng. Trên bãi biển là vô số các vỏ ốc, có cả loại ốc to bằng nắm tay trôi dạt lên bờ. Loại ốc này tương tự như loại ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Mình đến Trà Cổ lần đâu tiên vào khoảng năm 1997-1998, đi bằng xe WIn 100 với anh bạn hồi đại học. Lúc đi thì nghỉ đêm ở Hạ Long, sáng hôm sau dậy sớm đi Trà Cổ. Lúc về thì phi một mạch về Hà Nội, chỉ nghi ăn trưa dọc đường. Hôm đó giữa trưa hè, trời nóng đến độ có nước đọng trong mũ bảo hiểm. Mình còn nhớ ấn  tượng nhất ở Trà Cổ là hàng phi lao chạy dài hết bãi tắm,  đứng từ đường cái nhìn ra biển qua hàng cây thăm thẳm, xanh ngút ngàn.  Hồi đó chỉ có khách sạn Trà Cổ (của Bộ CA) nằm ở đầu bãi, khách muốn ra mũi Sa Vĩ thì phải xuất trình chứng minh thư cho bộ đội Biên phòng mới được qua barie, và còn phải trả lời vài câu hỏi nữa chứ…kiểu như anh chị ra đây làm gì….(đi du lịch chứ còn đi đâu nữa).

Giờ  hàng cây ngút ngàn ấy chắc đã theo cát bụi, thay vào đó là nhà hàng, khách sạn. Mà kể cũng lạ, mình thấy tên gọi khách sạn hay nhà nghỉ có vẻ cũng không được chủ nhân quan tâm lắm. Ví dụ trên đầu tòa nhà để là Khách sạn Khe Chàm, phía ngoài cửa lại có biển đề rất to là Nhà nghỉ Khe Chàm. Chỗ khách sạn mình ở, trên web thì đề là khách sạn Hải Yến 3, còn trên biển đề ngoài cổng lại là Nhà nghỉ Hải Yến 3.

Năm nay, lần đầu tiên mình thấy có đông khách đến với Trà Cổ như vậy. Mọi năm cực kỳ vắng. Tuy đông nhưng vẫn rất vắng so với các điểm khác như Sầm Sơn, Cửa Lò. Tâm lý du khách thích chỗ nào đông đông mới vui. Còn mình thì chỉ thích chỗ vắng. Buổi sáng tắm biển hơi lạnh một chút, chiều xuống nắm ấm chiếu rọi rất dễ chịu. An ninh ở đây tốt, đi bao nhiêu lần cũng chưa bị mất mát cái gì. Giá cả  sinh hoạt cũng phải chăng, giá phòng ngày 30/4 cũng chỉ 500k/n.

Trong đoàn có một bác phát hiện ra một điểm ăn uống rất thú vị, thoáng mát, yên tĩnh ở ngay sát biển. Quán này chỉ có dân bản xứ mới biết mà vào vì nó nằm ở một ngách nhỏ trên còn đường ra mũi Ngọc cũng thuôc Trà Cổ.  Giá cả và chât lượng đồ ăn được, thích nhất là nó yên tĩnh vì xung quanh không có quán nào khác cả.

Ở Trà Cổ có một điểm tham quan rất hay, đó là ngọn hải đăng Vĩnh Thực nằm ở phía Đông Bắc đảo Vĩnh Thực, Trà Cổ, Quảng Ninh. Ngọn hải đăng này được đưa vào sử dụng năm 1962, chiều cao công trình là 18m với tầm chiếu xa 21 hải lý. Từ đây, lữ khách tha hồ thưởng ngoạn cảnh sắc vùng biển Trà Cổ 360 độ.

Một điểm khác trong hành trình thăm đảo Vĩnh Thực là bãi tắm

Lữ khách ăn trưa tại quán bình dân ngay sát biển. Quán có khả năng phục vụ một lượng khách hạn chế. Nếu vào đông quá, bạn có thể phải chờ đồ ăn khá lâu hoặc bạn không muốn chờ nữa, bạn cứ vào bếp và tự bê đồ ăn ra cho nhanh.

Trà Cổ hấp dẫn lữ khách nhưng vẫn ít khách đến lưu trú. Khách phần đông là ở Quảng Ninh đến, khách Hà Nội rất ít cứ theo biển số xe là biết.  Đường xá cũng chỉ tương đương Hà Nội-Cửa Lò nhưng có nhiều đoạn phức tạp hơn. Từ Hòn Gai lên Tiên Yên có nhiều biển hạn chế tốc độ oái oăm 40km, bạn sơ sểnh một chút thôi là lĩnh tờ biên bản ngay.

Hẹn ngày trở lại.

 

 

Posted in Uncategorized | Tagged , , , | Leave a comment

Chùa Hương, Tam Cốc, 5/5/2015

Share

Khách Tây có vẻ bắt đầu quan tâm tới điểm đến là chùa Hương thì phải. Điểm này tuy không mới nhưng họ để mắt đến cũng là tín hiệu tốt. Vài lần dẫn khách Pháp về đây, lần nào cũng gặp nhiều đoàn khách tây, đủ cac thứ tiếng. Từ dạo có cáp treo nên số lượng khách Việt đến cũng nhiều hơn, đỡ phải leo trèo nhiều. Tuy nhiên nếu thực sự muốn đi ngắm cảnh chùa Hương, tốt nhất là trèo. Vừa đi vừa ngắm cảnh mới  hay, mới là cái thú của lữ khách, tuy có vất vả hơn.

Nhìn từ trên cao, cả một vệt kim loại-đó là các hàng quán bán hàng dọc theo đường lên Hương Tích. Ngày xừa chỉ có lác đác vài quán, giờ thấy kín đặc. Mà thực ra cũng là cách kiếm sống cả thôi, ngoài đồng ruộng, chèo thuyền, chăn nuôi…người dân còn gì để làm nhi?

Mình nhớ hồi nhỏ, bố mẹ mình đi chùa Hương còn mặc áo dài. Hồi đó ăn mặc nghiêm chỉnh như vậy đấy.  Hình ảnh thường gặp ở chùa Hương là các cụ già, lưng còng, tay chống gậy lộc cộc trên từng bậc thang vào Hương Tích. Có cụ còn bảo :thôi đi chuyến này rồi chết cũng được. Mình để ý thấy dường như bây giờ người ta không nói A Di Đà Phật như trước nữa thì phải? Khi gặp nhau, trước kia, ai ai cũng nói như vậy, nghe vừa hay vừa như để giải tỏa sự mệt mỏi. Mình đã thử chào như vậy mấy lần nhưng không được đáp lại, chán thế cơ chứ.

Dân ở đây có vẻ được sắp xếp đến lượt mình chèo thuyền rất chặt chẽ. Đoàn mình đi được vài chục mét thì lái đò chuyển hướng sang bên kia suối để đổi thuyền khác.  Họ bảo đến lượt nhà em ạ, anh yên tâm không có chuyện gì đâu. Hihi mình chỉ lo vấn đề đổi thuyển rồi đòi thêm tiền. BQL cũng cải tiến cách quản  lý. Khách có thể mua vé thắng cảnh và vé thuyền tại 3 điểm: 2 bên đầu bến và 1 ở cổng chào từ đường cái vào. Còn xe tour tốt nhất là đỗ nhà Mai Lâm bên trái bến tính từ ngoài đường vào. Nhà này bao thầu toàn bộ bến bãi, cơm trưa, vé cáp treo.

Mình đi vào cuối hội nên cũng vắng, mà chùa Hương cũng chỉ nên đi vào trước hay sau hội. Đoàn vào đến động chính tầm 12h30 nên cũng rất vắng. Lòng động khô ráo. Khách vào động trong cùng một lát rồi ra ngay.

Lần nào đi chùa Hương mình cũng cho khách ăn trưa ở Mai Lâm, quán rộng, thoáng mát nhất khu vực Thiên Trù. Nhân viên nhiệt tình phải mỗi cái tội viết hóa đơn rất lâu vì không viết được các số có nhiều chữ số…,.

Nếu đi chùa Hương từ tháng 6 trở đi còn đẹp nữa, đó là mùa hoa sen nở, suối Yến sẽ bừng sáng, sẽ soi rõ từng cành lá xanh mướt cạnh suối. Đi vào dịp này mà thiếu máy ảnh thì tiếc lắm. Nghe bác chèo thuyền bảo bây giờ thôn sẽ đứng ra quản lý chùa Hương. Hy vọng BQL mới sẽ lo cho chùa Hương tươm tất hơn trước.

 

 

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , , , , | Leave a comment

Sapa-Hanoi, 30/3/2015

Share

Lâu lắm mới đi Sapa ngắt tour kiểu này. Có lẽ bên công ty không tìm được hướng dẫn trên Sapa nên mới gọi nguòi từ Hà Nôi lên.

Nói chuyện với anh em hướng dẫn trên Sapa mới được biết công tác phí trả thấp so với mặt bằng chung, mà điều kiện làm việc vất vả hơn nhiều so với dưới xuôi, chưa kể nắng nôi, sương mù dầy đặc. Mình đã từng được nếm trải 3 ngày cuốc bộ ngập sương, đường nhão nhoét chơn tuồn tuột. Kễ anh em trên đấy vất vả thật. Mà suốt ngày chỉ đi núi, mấy khi xuống dưới xuôi. Hiện giờ ở Sapa hướng dẫn người địa phương khá nhiều, tiếng Anh tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha bắn ầm ầm, tiếng Việt nói như một ngoại ngữ, có khi mình nói bằng tiếng Việt còn khó hiểu…,. Ruộng đồng làm chả được bao nhiêu, chắc số tiền qua làm dịch vụ du lịch kiếm được đồng ra đồng vào, mà trên đó khách khứa quanh năm, không lo đói ăn. Hướng dẫn từ Hà Nội lên cũng được nhờ nguòi bản xứ dẫn đường miễn phí cho. Thường là các chị em khá trẻ đi bán hàng kiêm hướng dẫn. Chỉ cần nói một câu cho đi cùng là lên đường luôn. Họ có vẻ cẩn thận hỏi hướng dẫn có cho đi cùng không nữa. Khách tây thường không mua bán mấy trên đường đi bản, nhưng cứ đến cuối chặng, thể nào khách cũng mua ủng hộ cho các chị hướng dẫn cái gì đó, thế là họ mừng rồi. Giá cả cứ thoải mái mặc cả.

Có lẽ từ lần sau, mình đi tour sẽ thủ theo ít kẹo cho bọn trẻ con trên đường. Đi chỗ nào cũng có trẻ con, bọn chúng rất hồn nhiên trò chuyện, có cái gì đó cho chúng cũng thấy vui.

Từ giờ đến cuói tháng 4, khách rất đông, kể cả khách Việt. Tình trạng thiếu phòng nghỉ cho HD bắt đầu nóng vì giá leo thang. Bét cũng tầm 200k, nhiều thì 300k. Mình thấy có thể thuê phòng nghỉ ở chính cái phòng mát xa chân, giường nệm tử tế và giá chắc phải rẻ hơn trong trường hợp hết phòng. Đợt vừa rồi mình nghỉ ở Violet, chủ nhà đòi 200, mình hạ giá còn 150 cũng ok. Anh em hướng dẫn kháo nhau về Tả Van hoặc bắt xe bus về Lào Cai ngủ cho rẻ. Mình thì cứ tìm phòng ở Sapa cho khỏe.

Sapa vẫn còn là điểm du lịch trọng điểm của vùng Tây Bắc, khí hậu mát mẻ, đồ ăn ngon, đường phố thu hút ánh mắt của du khách nhờ  mầu sắc đa dạng của các váy áo dân tộc, nhất là ở khu vực chợ Bắc Hà. Có điều hơi lạ là ở Sapa rất thiếu biển chỉ đường, du khách chỉ có thể xem sách hướng dẫn và tự lần mò  đường đi vào bản. (còn tiếp)

Posted in Uncategorized | Tagged , , | Leave a comment

Hà Nội-Ninh Bình- Hạ Long, 18/3/2015

Share

Tour của bên HanoiVoyage rất hay đi tuyến này, chạy đường bằng, 2 ngày city rôi đi Nình Bình. Khách hàng thường là nguòi có tuổi, thích thảnh thơi thư giãn. 2 ngày city rất may không bị mưa mấy, lớt phớt tí thôi. Khách được cái dễ tính. Vào thăm bảo tàng Dân tộc học, thăm hết tòa nhà chính, khách hỏi gian trưng bày ngoài trời có gì hay không, tôi đang muốn về khách sạn vì đã hơn 10h rồi. Mình cho lượn ra ngoài 10 phút rồi ra xe luôn.

Chuyến này mình ấn tượng về khách nhiều, nói chuyện hợp nhau, có nhiều vấn đề quan tâm chung, từ  ô tô xe máy đến chính trị…tào lao được cả. Đôi khi mình phải giảm tải để bà vợ khách không cảm thấy phiền lòng. Khách đi chơi mà, họ đôi khi không muốn nghe chuyện thời sự, để làm gì chứ…,.

Mình lần này theo khách xuống thuyền ra vịnh Hạ Long. Trời đầy sương mù. Hành trình của tàu con Rồng Đỏ được thiết kế đẻ đem lại sự yên tĩnh nhất cho khách. Điểm đến là Thiên Cảnh Sơn, chỗ này có bãi tắm tắm được, có hang đá, rừng cây, đặc biệt là rất ít tàu neo ở đây. Tối tàu chạy về Hang Do (?) để ngủ. Tàu chạy máy phát gây tiếng ồn, nên họ dùng nhờ mày phát của 1 tàu khác đỗ sẵn ở đấy, chuyên làm nhiệm vụ câu điện cho 2 tàu của công ty đỗ ở đấy. Cách này cũng hay, đỡ tiếng ồn.

Buổi tối nhà tàu bày trò câu mực. Cần câu móc sẵn mồi là con tôm giả. Khách chỉ cần thả cần xuống biển rồi kéo lên là được. Mình cũng thử phát đầu tiên được 1 con khá to, sau đó thì chả được con nào. Cuối cùng mình phóng sinh cho nó về biển cả cho khỏe.

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , | Leave a comment

Trở lại Mộc Châu tết Ất Mùi 2015

Share

Lần thứ 2 mình trở lại thánh địa của chè, của mận, của hoa cải. Đoàn xuất phát từ mùng 2 âm lịch, dự định đi ra khoi nhà từ 7h30 nhưng phải đến 8h30 cả đoàn mới xuất phát  lđược.  Đường xá tạm được, chạy gần đến Mộc Châu có vẻ kém hơn trước thì phải. Tính từ 8h30 xuất phát, đến 14h30 đoàn mới đến nơi, kể cả thời gian nghỉ ăn trưa dọc đường. Có vẻ chậm quá nhỉ? Néu có dường cao tốc, chắc chỉ 2-3h là tới nơi.

Năm  nay là năm nhuận, nên chè bị hái hết lá non rồi, đôi chỗ người ta còn phun thuốc (trông như vôi) trắng xóa cả cây. Nguòi ta còn bảo, cuói tháng 3 là xanh mướt ngay. Chè cứ 1 tháng 1 lần được thu hoạch, và đến tầm cuói năm, nông dân ra cắt bớt cành lá cho cây nẩy mầm mới.

Mộc Châu vốn được thiên nhiên ban tặng cho một không gian thoáng đãng tuyệt vời, thích hợp với việc dã ngoại, chụp ảnh. Đồ ăn có món bê thui khá ngon. Rau cỏ ăn được, rau mềm có lẽ do chất đất ở đây ngấm sương quanh năm, không phải tưới nước gì cả. Nguòi nông dân như vậy cũng nhàn thật, chỉ cần trồng hay reo hạt rồi đợi ngày hái.

Địa chỉ ăn ngủ nghỉ có đủ. Mình thấy có 2 khách sạn: khách sạn công đoàn Mộc Châu và khách sạn Thảo Nguyên. Giá bên Thảo Nguyên cao nhất cho phòng VIP là 1tr2, rẻ nhất là ở công đoàn Mộc Châu giá có 400 000. Buỏi sáng có Buffet, đoàn mình mua vé lẻ vì không ở đấy. Nhân viên tương đối nhiệt tình, thái độ thì vẫn mang dang dấp của thời bao cấp nhưng chấp nhận dược-có lẽ tại mình quen thế rồi chăng?

Thị trấn nông trường Mộc Châu vốn là đất của nông trường thời bao cấp, cư dân đông dần và một ngày trở thành vùng đất của bà con luôn. Còn thi trấn Mộc Châu, vùng chuyên về hành chính thì cách đó 5 km, thẳng hướng Ql 6 đi Sơn La. Ơ phía đó, nhà cửa như ở Hà Nội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mộc Châu thực sự là vùng đất có tiềm năng về du lịch ngắn ngày. Nơi này có khí hậu mát mẻ, thừa hưởng một không gian bao la, khoáng đạt, du khách bị màu xanh ngút ngàn của đồi chè quyến rũ, cảm giác ngất ngây trước cái thi vị của sắc màu trời mây, hoa lá.

Du khách nào muốn ghé qua biên giới bạn Lào thì dấn thêm chút ga là tới cửa khẩu Lóng Sập, cách Mộc Châu chừng 35 km, đường nhựa đi tốt. Bạn có quên hộ chiếu hay chứng minh thư cũng chẳng thành vấn đề. Cán bộ biên phòng nước bạn rất niềm nở với bạn, chỉ hỏi 2 -3 câu rồi qua luôn. Lúc đoàn đến cửa khẩu, mình ngó vào cửa thủ tục không có ai, mình phải đi tìm xem có ai không để còn hỏi thủ tục. Hóa ra đồng chí cán bộ đang mải làm việc riêng phía đằng sau, mình phải gọi to để đồng chí ấy biết có người…,. Thế là xong phần thủ tục, đoàn mình đi vào đất Lào, ngay chỗ cái dốc có một bản người Lào rất xinh xắn. Nếu đi tiếp độ 5-10 phút thì sẽ đến 1 cái chợ vùng biên (tham khảo http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/di-cho-lao-o-cua-khau-long-sap-3074580.html), nhưng thời gian có hạn nên nhà mình không đi, chỉ loanh quanh chụp ảnh ở bản rồi về.

 

 

 

 

 

 

(còn tiếp)

 

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , , , , , , , , | Leave a comment

Chùa Hương

Share

Trở lại chùa Hương vào tháng 11, không phải mùa lễ hội nên đường xá thênh thang. Mình nhớ hồi nhỏ, năm nào cũng đi chùa Hương với các cụ, mà toàn nhè vào dịp sau tết âm lịch. Trời mưa lất phất, lạnh, đường trơn trượt, lầy lội vậy mà dân cả nước vẫn đổ về chùa Hương. Cái vui của người ta không phải vì vãn cảnh chùa, chắc cũng chẳng phải lòng ngưỡng mộ đạo phật mà đơn giản chỉ là được đi chùa Hương, được đắm mình vào không gian tĩnh mịnh của chùa Hương. Kính Phật, nguòi ta cũng cả nào là bia 333, bia Sài Gòn, đồ mặn…,. Có lẽ đồ cúng có sai cũng không quan trọng, quan trọng là cái tâm nguòi ta mà thôi, cứ lòng thành là được chứ nhi?Trần ăn uống thế nào, trên kia, trên 9 tầng mây các Phật cũng hiểu lòng thành ở hạ giới là được.

Ở chùa Hương, giờ cũng có cả dịch vụ bán hàng trên thuyền, mà thuyền nào chỉ quanh quẩn ở một chỗ, một đoạn suối Yên thôi. Hồi xưa dịch vụ  bán hàng nhan nhản dọc theo lối lên động Hương Tích. Mình thích món chè cù mài ở đây, ngon, mát. Du khách đến chùa Hương đa số chọn ăn ở nhà hàng Mai Lâm, nhât là khách tây. Quán này được cái rộng rãi, giá cả được, phục vụ nhiệt tình. Chủ quán kiêm cả bán vé cáp treo. Khách muốn đi cáp phải đợi đông đông thì nhà cáp mới cho chạy băng truyền, nếu khách đến ít, tốt nhất hành khách ăn trưa trước rồi đợi chuyến sau đi cũng được.

Cuối tháng 10, đầu tháng 11 là mùa hoa Súng. Ở chùa Hương có nhiều điêm trồng loại hoa này. Du khách có thể tìm đến vài cái kênh nhỏ, trên đường vào chùa chính, ở đó có vô vàn hoa Súng khoe sắc hồng mời gọi.

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , , , | Leave a comment

Hà Nội- Sapa-Hạ Long-Hà Nội

Share

Hạ Long và Sapa luôn là điểm đến của đa số các tour inbound, đặc biệt là nguòi Pháp thích thưởng ngoạn phong cảnh và giao tiếp với nguòi dân bản xứ. Chả thế mà đi vào các bản nguòi dân tộc ở Sapa như Tả Van, Tả Phìn…. toàn gặp khách Pháp và cả khách nói tiếng Pháp.

Bà con dân tộc đại đa số đều thân thiện với khách thập phương. Họ hàng ngày cần mẫn theo chân các đoàn với mục đích bán hàng, dù chỉ bán được một vài các khăn bé tí hay 1 cái dây đeo cổ tay. Đi đi lại lai như vậy có lẽ họ là vận động viên marathon chuyên miền núi. Buổi sáng mình cho khách đến đầu đường rẽ vào bản Y Linh Hồ, xe đến đầu đường đã thấy lố nhố các cháu nhỏ, các thanh niên nguòi dân tộc đứng ở đấy chờ khách. Trước khi lên xe, mình đã dặn khách về việc sẽ có các cháu nhỏ theo khách đấy. Họ cứ theo mình thôi, còn bán được như thế nào lại phụ thuộc vào khách nữa. Nhìn họ theo đoàn cũng thấy mệt. Trời đầy sương mù, tầm nhìn cách độ 5-10m là nhiều. Có chị bán hàng địu con trên lưng, cầm ô theo khách. Dọc theo đường cái vào bản, chỗ nào cũng gặp nguòi bản xứ. Bán hàng thế này không biết đem lại bao nhiêu lợi nhuận so với làm ruộng nhi? Làm ruộng có mùa, còn bán hàng quanh năm nhưng chỉ tập trung ở thi trấn là chính. Khách mua là khách nước ngoài và cả người Việt,

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh trên là chị Sói, nguòi Tày, chồng là nguòi Giáy. Anh chị có 2 cháu đã lớn học ở trên huyện, cuói tuần mới về. Anh chị mở dịch vụ Homstay được khoảng 8-9 năm. Nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, các vách gỗ quanh nhà đều được dán vải bạt chắn gió. Mặt trước nhà có nhà của ông chú làm dịch vụ mát xa, hai bên kết hợp cũng kiếm được.

Xuống núi nào

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , | Leave a comment

Hanoi-Ninh Bình-HaLong-tiễn ga

Share

Chuyến đi này thực sự rất vui. Hướng dẫn và khách hợp nhau nên mọi chuyện suôn sẻ. Hôm đến Hạ Long, đúng lúc có mưa, cũng may nhà tàu vẫn được lệnh xuất biến. Hai khách, 1 Thụy Sỹ, 1 Pháp nhưng sống ở Thũy Sỹ. Nghe người THụy Sỹ nói tiếng Pháp có vẻ dễ nghe hơn gịọng chính quốc thì phải? Tiếng nhẹ nhàng, tốc độ vừa phải không như nguòi Bỉ…hiihi

 

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , | Leave a comment

Tây Bắc: HN-hồ Ba Bể-Bảo Lạc-Hà Giang-Sapa-Lai Châu-Sơn La-Mai Châu-Hạ Long

Share

Tour từ 4/10 đến 18/10. Hành trình tuy dài nhưng tương đối nhẹ nhàng. Khách nguòi Bỉ nói tiếng Pháp, Anh và Flamande, bà bạn đi cùng nói tiếng Thái Lan. Tiếng Anh của bà không tốt lắm nên mình chủ yếu giao tiếp với khách Bỉ, sau đó ông ý nói lại cho bà bạn nghe. Hai người này gặp nhau ở CHiềng Mai ròi dắt nhau ngao du thiên hạ, vui thật. Tiếng không rành mà vẫn hiểu nhau được mới tài. Đúng là ammoureux có khác.

Mình ấn tượng nhất là cảnh hai ông bà dắt nhau đi dạo ruộng, từ bản Lác (Mai Châu) sang bản Lác 2, lúc đó dân bản đang đốt rơm rạ, khói mù mịt thôi rồi. Hai ông bà ôm nhau tình tứ, hôn hít rồi ông nói to : C’est le paradis! (Đây là thiên đường!)

Đúng là tâm trạng nguòi yêu nhau cũng khác nhỉ?Lúc yêu thì cưng chiều nhau từng tí một, lúc cưới rồi thì mỗi nguòi một góc với cái ipad…

Toàn bộ hành trình đường xá tương đối tốt, trừ 30 km đoạn qua thủy điện Nậm Ràng 3 (?) ở Lai Châu xấu. Khách ngồi sau nảy tưng tưng. Khách bảo chúng ta đang chạy cung Paris- Dakka.  Đường xá nhà mình chán thât, chất lươngj mặt đường là một chuyện, cái quan trọng là thiếu biển chỉ dẫn đường, bao nhiêu năm ròi chả thay đổi gì. Nhiều khi chỉ cần một tấm biển vẽ bằng vôi cũng được là rẽ trái hay rẽ phải…,.

Theo chương trình khách sẽ nghỉ lại ở nhà sàn ở Hà GIang.  Nhưng phút cuói thay đổi, chuyển sang bản Hạ Thành cũng gần đấy. Bản này đẹp, đường xá bê tông hết, từ bản Hạ Thành sang bản Thon cách nhau độ 2 km. Cả hai bản đều hợp với loại hình du lịch thôn dã. Khi mình đến, ruộng đang chờ chín, màu vàng ươm khách thích lắm.

Hêt tour này mình ăn dưỡng nửa tháng ở nhà, sau đó mới đi tiếp. Năm nay khách vắng hơn năm ngoái. Bằng chứng là vào phố cổ, nơi thể hiện rõ nhất mức độ khách thế nào. Vào mùa inbound mà khách lèo tèo thế này đây.

 

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , , , , , , , , | Leave a comment

Tour city-Hạ Long

Share

Vừa tiễn khách đi Huế xong lúc 4h15, nhanh nhất từ xưa tới nay. Mình cứ  tưởng phải đợi 1h nữa mới đến giờ checkin, lúc hỏi em nhân viên checkin thì em ý bảo là bọn em vẫn linh hoạt về giờ giấc, còn sớm vẫn cho làm luôn để giải phóng khách lúc cao điểm. Hôm xuống Hạ Long , thời tiết nẳng ráo, tầm nhìn xa, khách thích mê đi. Tháng 8 là tháng khách vào đông mà có vẻ ít. Ai cũng kêu năm nay làm ăn khó, khách ít, mà chả hiểu nhà đài vẫn nói là lượng khách vào tăng so với mọi năm, không hiểu thực hư số liêu thế nào nhi?

 

 

Posted in Uncategorized | Tagged , , | Leave a comment