Hạ Long và Sapa luôn là điểm đến của đa số các tour inbound, đặc biệt là nguòi Pháp thích thưởng ngoạn phong cảnh và giao tiếp với nguòi dân bản xứ. Chả thế mà đi vào các bản nguòi dân tộc ở Sapa như Tả Van, Tả Phìn…. toàn gặp khách Pháp và cả khách nói tiếng Pháp.
Bà con dân tộc đại đa số đều thân thiện với khách thập phương. Họ hàng ngày cần mẫn theo chân các đoàn với mục đích bán hàng, dù chỉ bán được một vài các khăn bé tí hay 1 cái dây đeo cổ tay. Đi đi lại lai như vậy có lẽ họ là vận động viên marathon chuyên miền núi. Buổi sáng mình cho khách đến đầu đường rẽ vào bản Y Linh Hồ, xe đến đầu đường đã thấy lố nhố các cháu nhỏ, các thanh niên nguòi dân tộc đứng ở đấy chờ khách. Trước khi lên xe, mình đã dặn khách về việc sẽ có các cháu nhỏ theo khách đấy. Họ cứ theo mình thôi, còn bán được như thế nào lại phụ thuộc vào khách nữa. Nhìn họ theo đoàn cũng thấy mệt. Trời đầy sương mù, tầm nhìn cách độ 5-10m là nhiều. Có chị bán hàng địu con trên lưng, cầm ô theo khách. Dọc theo đường cái vào bản, chỗ nào cũng gặp nguòi bản xứ. Bán hàng thế này không biết đem lại bao nhiêu lợi nhuận so với làm ruộng nhi? Làm ruộng có mùa, còn bán hàng quanh năm nhưng chỉ tập trung ở thi trấn là chính. Khách mua là khách nước ngoài và cả người Việt,
Ảnh trên là chị Sói, nguòi Tày, chồng là nguòi Giáy. Anh chị có 2 cháu đã lớn học ở trên huyện, cuói tuần mới về. Anh chị mở dịch vụ Homstay được khoảng 8-9 năm. Nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, các vách gỗ quanh nhà đều được dán vải bạt chắn gió. Mặt trước nhà có nhà của ông chú làm dịch vụ mát xa, hai bên kết hợp cũng kiếm được.
Xuống núi nào