Làng Ước Lễ, làng Vác và làng Chuông 11/2018

Share

Khách tây dần dần tìm đến các làng quê quanh Hà Nội, phần vì tò mò, phần vì thích thưởng ngoạn cuộc sống dân giã nơi thôn quê yên bình. Có mấy làng nổi tiếng nhất là Bát Tràng, Đường Lâm và Đông Ngạc là hay được nhắc đến trong các tour city.

Thời gian gần đây, khách tây bắt đầu chú ý tới ba làng Ước Lễ, làng Vác và làng Chuông ở huyện Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội. Hành trình ngắn, chỉ mất khoảng 1h xe chạy. Đường xá tốt tính từ khu đô thị Xa La tới điểm rẽ vào làng. Cả ba làng đều nằm trên một vòng cung nên du khách có thể bắt đầu tour từ làng Ước Lễ hay từ làng Chuông đều được. Riêng làng Chuông, nếu khách muốn xem chợ phiên thì cần phải có mặt từ rất sớm, chợ họp từ  5h đến 7h sáng. Như vậy khách ít nhất cần rời khách sạn từ 5h sáng để có mặt tại chợ từ khoảng 6h. Chợ phiên chính hợp vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 âm lịch. Chợ phụ họp vào các ngày 1, 3, 6, 8 âm lịch. Do giá làm nón rất rẻ nên bà con dân làng thích họp chợ phiên chính hơn, đông vui hơn. Thời gian làm xong 1 cái nón thành phẩm hết khoảng 7h, mất quá nhiều thời gian và công sức nên dân làng cũng bớt mặn mà với công việc truyền thống này. Cả làng nhà nào cũng làm, nhưng nhiều công đoạn chuyên biệt được chia sẻ cho các hộ trong làng. Có hộ làm các loại nón có hoa văn theo kiểu nước ngoài để dễ bán với giá cao hơn.

Từ làng Chuông sang làng Vác
Làng Vác là nơi có đông dân cư sinh sống, xung quanh làng toàn ruộng. Làng này làm lồng chim có tiếng. Đường chạy qua làng đang được nâng cấp, xe tải chạy rầm rầm, khách đi vào dịp này chắc phải đeo khẩu trang. Nhìn đường đoán nhanh cũng phải sau tết mới xong.
Tôi được bà con chỉ cho 1 cơ sở chuyên làm lồng chim ở thôn Thiên Văn, nhà vừa ở vừa sản xuất. Nhà ngoài nhỏ nhưng vào trong mới thấy quy mô của xưởng, nhiều máy móc dụng cụ sản xuất. Chủ nhà chỉ cho tôi chụp ảnh một phần của xưởng, một góc khác không được chụp vì có nhiều phương tiện cơ khí chuyên dụng. Giá xuất xưởng một lồng chim loại nhỏ khoảng 700k, lên đến Hà Nội tầm 1-1,2 triệu. Lồng giá cao như vậy vì được trang trí nhiều họa tiết đẹp mắt, tất cả đều được làm bằng máy. Xưởng chỉ làm một phần trong các công đoạn sản xuất thành phẩm, một số vật liệu được gia công tại các hộ trong thôn, sau đó lắp ráp tại xưởng. Làm cách này đảm bảo thời gian và giá thành hợp lý hơn.

Từ làng Vác sang làng Ước Lễ
Khoảng cách chỉ vài km đường , đến ngã 3 rẽ phải vào làng văn hóa Phúc Thụy. Không biết người ta thêm cái chữ văn hóa vào làng để làm gì nhỉ? Làng vẫn là làng, văn hóa nó ẩn chứa trong từng con người, từng bài hát từng làn điệu dân ca, người dân hiền lành chất phác… thế là đủ rồi nhỉ?
Nhắc đến làng Ước Lễ thì chắc ai cũng nghe tiếng, làng chuyên làm giò chả. Trước đây cả làng ai cũng làm, giờ chỉ còn 2 nhà làm tương đối thường xuyên. Câu chuyện là mọi người đem kỹ thuật sản xuất đến các địa điểm khác ở thành phố Hà Nội chẳng hạn để hành nghề, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ nhanh gọn, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Vì thế vào làng thấy rất vắng người, nhiều nhà cửa đóng then cài.
Làng Ước Lễ còn giữ được nhiều nhà xây từ thời Pháp thuộc. Cổng chính được trang trí nhiều họa tiết rất đẹp, tôi thấy có lẽ tất cả các mặt nhà đều được gia chủ chăm sóc cẩn thận, sơn sửa đâu ra đấy và quan trọng là giữ gìn nét kiến trúc ban đầu. Nhiều nhà ngói xây mới nhưng vẫn thấp thoáng tấm bình phong ở thềm nhà, vừa chắn nắng, vừa làm chức năng điều hòa không khí cho căn nhà.
Làng sạch sẽ từ trong ra ngoài, không có mùi giò chả….

Ảnh làng Vác

(Ảnh làng Ước Lễ)

Ảnh làng Chuông 

This entry was posted in Uncategorized and tagged , , , , , , . Bookmark the permalink.

2 Responses to Làng Ước Lễ, làng Vác và làng Chuông 11/2018

  1. TRUONG says:

    Ảnh làng quê với các công trình cổ thấy đẹp thật!

Leave a Reply